Bạn đang ấp ủ dự định mở nhà hàng nhưng lại không biết mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền? Ngay tại đây của Bado sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích và chi tiết về các khoản tiền cần để mở nhà hàng, quán ăn cùng bí quyết tối ưu chi phí nhất có thể.
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn
Trong thời buổi hiện tại, để mở một nhà hàng kinh doanh ngành FnB thì chi phí tiêu tốn khá nhiều, nhưng cụ thể là bao nhiêu thì không phải ai cũng biết. Vì thế, hãy cùng Bado tìm hiểu thử xem, tiền vốn cần có để mở nhà hàng, quán ăn tốn ở những khoản nào và mất bao nhiêu nhé.
Chi phí mặt bằng
Đây là mốc chi phí chiếm đến 30% tiền vốn của bạn, vì thế mà để không bị mất tiền oan và đầu tư đúng đắn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ mặt bằng mình muốn gây dựng nên cơ đồ. Một số mẹo nhỏ bạn cần chú ý đến khi lựa mặt bằng kinh doanh là diện tích, an ninh xung quanh, phong thủy, gia chủ, hướng đi,....
Chi phí vận hành
Chi phí vận hành bao gồm tiền điện nước, wifi, tiền rác,... khoản chi này sẽ biến động theo từng tháng nhưng không phải quá khó để kiểm soát. Trung bình, thì 1 quán ăn quy mô vừa và nhỏ tiêu tốn khoản từ 6 - 8 triệu/tháng.
Bên cạnh đó, để tối ưu chi phí này, bạn có thể dạy dỗ nhân viên của mình để ý tắt các thiết bị hoạt động khi không có khách để tiết kiệm tiền điện.
Chi phí đầu tư nội bộ
Chi phí đầu tư nội bộ sẽ bao gồm các khoản đầu tư như nguyên liệu, trang thiết bị, thiết kế quán ăn, nhà hàng,.... Ngoài chi phí mặt bằng ra thì đây là khoản tiền tiêu tốn nhiều nhất bởi nó là toàn thể bộ mặt của quán hàng của bạn. Để cụ thể hóa hơn, Bado có thể liệt kê như sau.
+ Tiền mua nguyên vật liệu: gồm các nguyên vật liệu cần dùng để nấu ăn, chế biến phục vụ cho thực khách
+ Tiền nhân viên: chi phí thuê nhân viên phục vụ, bồi bàn, bếp chính, bếp phụ, bảo vệ giữ xe,...
+ Tiền trang thiết bị: bao gồm tiền quạt máy, máy lạnh, bếp núc, nồi cơm, chảo, chén, đũa,....
+ Tiền mua nội thất: gồm bàn ghế, quầy lễ tân, trang trí xung quanh quán,...
Chi phí marketing
Marketing là một trong những hoạt động không thể thiếu trong thời buổi hiện tại nếu như bạn muốn quán mình được nhiều người biết đến. Vì thế, hãy dành ra thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng tệp khách hàng mà mình hướng đến, sau đó chọn lựa hình thức, kênh quảng bá phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể đầu chi tiền cho 1 đơn vị thứ 3 quảng cáo cửa hàng giúp bạn. Chi phí có thể đắt hơn nhưng độ hiệu quả sẽ tốt hơn nếu như bạn không có kinh nghiệm trong chuyện này.
Chi phí khác
Ngoài những khoản chi phí này ra thì khi mở kinh doanh nhà hàng, quán ăn thì cũng sẽ phát sinh ra một vài chi tiêu như sau:
+ Tiền làm thủ tục giấy phép kinh doanh
+ Tiền dự trù cho các công việc phát sinh thêm chi phí
+ Tiền thưởng cho nhân viên nếu làm tốt
+ ….
Để giúp bạn có thể dễ dàng hình dung được số tiền mình cần bỏ ra là bao nhiêu, Bado sẽ có ví dụ cho một cửa hàng quy mô nhỏ như sau:
+ Tiền mặt bằng: 10 - 20 triệu
+ Tiền trang thiết bị: từ 20 - 40 triệu
+ Tiền nguyên liệu: 7 - 10 triệu/tháng
+ Tiền thuê nhân sự: từ 7 - 10 triệu/tháng/người
+ Tiền marketing: 10 triệu/tháng
+ Tiền đăng ký giấy phép kinh doanh 500.000 đồng
+ Tiền phát sinh: dự trù 5 triệu
Lưu ý: những con số trên chỉ có tính chất tham khảo, hoàn toàn có thể thay đổi và có sự khác biệt khi áp dụng vào thực tế.
Bí quyết hoạch định chi phí mở cửa hàng hiệu quả
Việc hạch toán chi tiết chi phí mở quán vô cùng quan trọng bởi nó có thể giúp bạn tối ưu đáng kể tiền vốn. Dưới đây là một số mẹo mà Bado hướng dẫn bạn làm điều đó như sau.
+ Xác định rõ mô hình kinh doanh: hãy biết mong muốn kinh doanh của mình là gì, bạn muốn bán quán ăn trực tiếp hay bán mang về nhà. Việc bán quán ăn mang về sẽ giảm thiểu tối đa chi phí, tiền vốn mà lại ít rủi ro hơn. Đặc biệt, với mô hình bán hải sản thì đòi hỏi bạn phải đầu tư một vài khoản khác để đảm bảo thực phẩm luôn tươi sống, chất lượng.
+ Lập kế hoạch chi tiết: sau khi xác định được mô hình muốn kinh doanh rồi, hãy lập ra một bảng tính trên Google Sheet, Excel hoặc bất kỳ công cụ nào và liệt ra chi tiết ra các đầu mục công việc cần thực hiện.
+ Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín: hãy so sánh, tìm kiếm, lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa có mức giá hợp lý để tối ưu giá cost.
+ Áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí: cố gắng tiết kiệm tiền điện, tiền nước tối đa, hạn chế sử dụng các thiết bị điện nước khi không cần thiết và training cho dân viên mình văn hóa tiết kiệm
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan giúp bạn biết được mở 1 cửa hàng cần bao nhiêu tiền và cách tối ưu chi phí mở quán ở trong bài viết của Bado. Hy vọng với kiến thức trên, chúng tôi sẽ giúp ích được nhiều cho bạn. Đừng ngần ngại chia sẻ bài viết đến với nhiều đọc giả khác cùng biết đến nhé.