Bán hải sản là một trong những ngành nghề kinh doanh đầy tiềm năng tại Việt Nam bởi vốn tài nguyên biển cả phong phú, “rừng vàng biển bạc”. Mặc dù vậy, để thành công trong thời đại số hiện nay, Bado nghĩ rằng bạn cần phải có đủ kiến thức, kinh nghiệm lẫn trải nghiệm đủ sâu mới gặt hái được thành công lớn.
Kinh doanh hải sản
Bài viết này Bado sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về việc kinh doanh hải sản làm sao để thành công, từ việc xác định đối tượng khách hàng, lựa chọn nguồn cung cấp uy tín đến xây dựng một chiến lược kinh doanh cho hiệu quả.
Kinh doanh buôn bán hải sản có lãi nhiều không?
Như đã đề cập thì tiềm năng của ngành hải sản ở Việt Nam là rất lớn, bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ của người dân ngày càng nhiều nên câu chuyện khởi nghiệp thành công là hoàn toàn có thể xảy ra và lợi nhuận của ngành này cũng cao hơn so với mặt bằng chung.
Chinh phục thị trường buôn bán hải sản thành công
Mặc dù vậy, rủi ro trong kinh doanh hải sản cũng khá lớn vì nó đến từ nhiều yếu tố khác nhau như nguồn hàng, công tác quản lý, quảng bá,.... Vì thế, hãy trang bị cho mình một vốn kinh nghiệm đủ sâu sắc mà Bado sắp bật mí sau.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Chìa khóa để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào đó chính là hiểu rõ khách hàng của mình là ai? Họ cần gì ở mình? Vì thế, hãy xác định những ai có nhu cầu mua bán hải sản thông qua một số đặc điểm như về độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích,... nhu cầu và mong muốn của họ đối với sản phẩm hải sản như thế nào?
+ Tệp khách hàng gia đình: họ thường mua hải sản tươi sống để chế biến tại nhà, do vậy họ quan tâm đến chất lượng và giá cả nhất.
+ Tệp khách hàng nhà hàng: họ ưu tiên các loại hải sản cao cấp, có giá trị cao về phần nhìn (tính thẩm mỹ) và chất lượng dịch vụ đi kèm.
+ Tệp khách hàng online: họ ưu tiên sự tiện lợi trong mua bán, giá cả cạnh tranh và tính đa dạng của sản phẩm.
Chọn lựa nguồn hàng uy tín chất lượng
Nguồn cung cấp hải sản uy tín là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng sản phẩm và sự ổn định của sản phẩm bán ra của bạn. Vì thế, hãy chọn lọc ra các nhà cung cấp hải sản tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có giấy tờ chứng nhận rõ ràng để nhập hàng về.
Một vài kênh nhập hàng mà Bado có thể mách cho bạn như sau:
+ Hải sản được đánh bắt từ biển của ngư dân
+ Hải sản được nuôi từ các kênh, hồ nhân tạo của chủ vựa
+ Hải sản được nhập khẩu từ nước ngoài.
Tạo dựng một thương hiệu hải sản riêng cho mình
Thương hiệu là sẽ là yếu tố tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh với đối thủ của bạn, do thế hãy tạo dựng tên thương hiệu độc đáo, dễ nhớ và tạo ấn tượng với khách hàng ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy nhé.
+ Tên thương hiệu: ngắn gọn, súc tích dễ nhớ và liên quan đến hải sản như Biển Xanh, Hải Sản Bạc Liêu, Quán Nhậu Hải Sản, Hải Sản Tươi Sống Thanh Tâm,....
+ Logo: bắt mắt, thể hiện được sự khác biệt, đặc trưng của thương hiệu cửa hàng.
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ đi kèm
Sự đa dạng của hải sản là điều không thể phủ nhận được, để có thể cho khách hàng của mình nhiều lựa chọn mua hơn, bạn có thể đa dạng hóa các loại hải sản khác nhau như loại tươi sống, đông lạnh, hải sản khô, hải sản đã được chế biến,.... Cụ thể là.
+ Hải sản tươi sống: cá, tôm, cua, ghẹ, mực, tôm tích, nghêu, sò, ốc, hến,....
+ Hải sản đông lạnh: bạch tuộc, cá, bào ngư, cá tuyết, cá hồi, trứng cá tuyết,...
+ Hải sản khô: tôm khô, cá khô, khô mực, cồi sò điệp khô,...
Ngoài ra, để bạn cũng có thể bổ sung thêm một vài dịch vụ đi kèm để nâng cao tỉ lệ cạnh tranh với đối thủ. Chẳng hạn như:
+ Giao hàng nhanh miễn phí
+ Miễn phí khâu sơ chế hải sản
+ Nhận tổ chức tiệc sinh nhật, tất niên, họp mặt,... ở cửa hàng
Áp dụng chiến lược marketing hiệu quả
Trong thời đại số này, buộc bạn phải xây dựng một chiến lược marketing thông minh mới có thể tiếp cận được với đúng và nhiều khách hàng nhất cho cửa hàng của mình.
Quy trình để có được một chiến lược quảng cáo hiệu quả, bạn cần phải xác định rõ tệp khách hàng mình muốn hướng đến, lựa chọn kênh phân phối hiệu quả, ngân sách cho chiến dịch, nhân sự thực hiện,....
Liên tục cập nhật xu hướng thị trường và đổi mới
Nắm bắt xu hướng tiêu dùng của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Đồng thời, áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, chế biến và bảo quản hải sản.
Bên cạnh đó, bạn cần phải liên tục sáng tạo và đổi mới cách thức chế biến hoặc các dịch vụ đi kèm để tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Tham gia hội nhóm buôn bán hải sản
Việc tham gia vào các hội nhóm buôn bán hải sản trên mạng xã hội hoặc diễn đàn sẽ giúp bạn học hỏi được thêm kinh nghiệm từ những người cùng chung chí hướng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có cơ hội tìm được đối tác để cùng phát triển mô hình kinh doanh hải sản nữa đấy.
Tuân thủ pháp luật về kinh doanh hải sản Việt Nam
Hải sản là sản phẩm được khách hàng tiêu thụ vào cơ thể, do vậy mà bạn cần phải đảm bảo yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được pháp luật Việt Nam cho phép kinh doanh. Bởi vậy, để thuận lợi cho con đường buôn bán, hãy tuân thủ quy định kinh doanh của nước nhà nhé.
XEM THÊM
+ Những Rủi Ro Khi Kinh Doanh Online Cần Biết & Cách Né Tránh
+ Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Kính Mắt Thời Trang Vốn 1 Lời 10
Bán hải sản là một ngành kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức và hy vọng với những bí quyết chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn kinh doanh hải sản thành công. Đừng ngần ngại lan tỏa đến với nhiều đọc giả khác nếu bạn cảm thấy nội dung của chúng tôi hữu ích nhé.