Tết đến - Xuân về thì liệu bạn có biết mùng 5 tết có phải là ngày tốt để hanh thông công việc hay không? Cùng Bado tìm hiểu thử ngay tại bài viết này nhé.
Theo quan niệm cổ truyền, mùng 5 là một trong số 3 ngày kiêng kỵ cho việc xuất hành bởi nó mang một ý nghĩa cực quan trọng. Nhất là với truyền thống người Việt thường coi trọng phong thủy. Đầu năm xuất hành càng suôn sẻ bao nhiêu thì trong năm cuộc sống của người đó càng trở nên dễ dàng, thành công và thuận lợi như kế hoạch bấy nhiêu. Nếu buộc phải xuất hành vào ngày này, theo quan niệm từ xa xưa, bạn nên lựa chọn giờ xuất hành, hướng xuất hành để hóa giải vận xui.
Table of Contents
1. Vì sao lại kiêng kỵ mùng 5 Tết?
Có rất nhiều cách để giải thích lý do của việc này. Theo quan niệm của người Việt và người Trung Quốc từ xa xưa, ngày mùng 5 Tết được gọi là ngày con nước. Đây cũng là một trong 3 ngày Nguyệt Kỵ (5, 14, 23 âm lịch) – Những ngày kiêng kỵ việc xuất hành theo quan niệm truyền thống từ xưa đến nay.
Vào ngày này, do ảnh hưởng mạnh mẽ từ mặt trăng nên sông và biển xuất hiện những dòng hải lưu bất thường. Hơn nữa, mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới. Năng lượng dao động làm con người bị ảnh hưởng không nhỏ. Thời tiết tốt thì làm cho cơ thể khỏe mạnh, trí não hưng phấn và là tiền đề cho mọi việc trôi chảy, đạt hiệu quả cao. Còn nếu thời tiết xấu làm cho mọi người khó chịu, cơ thể mất cân bằng, làm mọi việc kém minh mẫn và hiệu quả. Chính vì thế, ngày con nước là một ngày rất xấu.
Hơn nữa, theo quan niệm Á Đông, số 5 là đại diện cho sự dang dở, không vẹn toàn. Ba ngày 5, 14, 23 nếu cộng các chữ số của từng ngày lại với nhau thì đều bằng 5. Cũng vì lẽ đó mà người ta kiêng xuất hành và ngày mùng 5 để tránh đi khả năng năm đó cuộc sống của họ cũng sẽ trở nên dang dở, không việc gì hoàn thành trọn vẹn cả.
2. Những điều mà bạn không nên làm vào ngày này
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Do đó vào những ngày này, chúng ta cũng nên nhớ một số điều không nên làm vào ngày mùng 5 Tết như sau:
- Tránh làm những việc lớn: Trong ngày Nguyệt Kỵ bạn không nên tiến hành bất cứ việc trọng đại nào cả. Các việc từ ăn chơi, làm ăn, cưới gả, làm nhà,… mà tiến hành trong ngày này đều không mang lại kết quả tốt đẹp. Đặc biệt các việc như đi thuyền, con nước thì càng phải kiêng, kẻo mang họa về với mình.
- Thận trọng khi ra ngoài: Trong ngày Nguyệt Kỵ cũng cần thận trọng khi lái xe để tránh tai nạn và cũng hạn chế xuất hành, đi đường thủy, đi xa. Tránh triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè.
Nhìn chung, khi đời sống dần dần thay đổi theo hướng hiện đại, những điều cấm kỵ trong hoạt động Tết cổ truyền cũng vì đó mà giảm dần. Những gia đình mới thời này, ít ai lưu tâm đến việc chọn “ngày lành tháng tốt”.
Ngày mùng 5 vẫn được người trẻ “xuất hành” hoặc có những hoạt động khác trong gia đình giống với các ngày bình thường. Nhiều người còn cho rằng, những quan niệm cấm kỵ ngày xưa nay đã lỗi thời lạc hậu nên gần như không được quan tâm, đặc biệt là đối với những gia đình trẻ. Những quan niệm trên chỉ là những lời khuyên nhủ từ ông cha ta trước kia nên chỉ để tham khảo, việc quan trọng là chúng ta đi đứng cẩn thận, nhìn trước ngó sau là được.
XEM THÊM
+ Những mặt hàng nào nên kinh doanh sau Tết thu hút nhiều khách nhất?
+ Lời chúc Tết năm 2024 CHẤT LỪ không thể bỏ qua
Hy vọng với những chia sẻ của Bado thì bạn sẽ có được cho mình những thông tin hữu ích liên quan, nếu cảm thấy nội dung của chúng tôi hay, hãy chia sẻ đến với nhiều người khác cùng biết đến nhé.