Thị trường buôn bán gạo lúa hiện nay trở nên vô cùng sôi nổi thì cơ hội nào cho người kinh doanh gạo làm giàu từ đây? Hãy cùng Bado tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Kinh nghiệm kinh doanh gạo cho người mới bắt đầu
Có thể nói trong những năm gần đây, thị trường nông nghiệp của Việt Nam phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết, các mặt hàng nông sản, đặc biệt là lúa gạo mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho cô chú nhà nông và chủ buôn gạo. Vậy để buôn bán lúa gạo thành công, Bado sẽ bật mí cho bạn một vài kinh nghiệm quý giá như sau.
Buôn gạo có lãi hay không?
Câu chuyện lời lỗ trong kinh doanh luôn là chủ đề được nhắc đến đầu tiên khi bắt đầu buôn bán một cái gì đó và lúa gạo cũng vậy. Nếu muốn nhận định điều này một cách khách hàng quan nhất, ta cũng phân tích một số khía cạnh tác động đến doanh thu lợi nhuận như sau.
Nguồn hàng nhập vào
Nguồn hàng sẽ là yếu tố tác động trực tiếp đến giá bán và lợi nhuận thu về của cửa hàng bạn. Tuy nhiên, ở yếu tố nguồn hàng sẽ có thể chia ra làm 2 xu hướng:
+ Trường hợp nếu bạn chỉ muốn mở cửa hàng gạo để kiếm thêm nguồn thu nhập phụ thì chỉ cần tìm đại lý cấp 1 để nhập hàng là được.
+ Nếu muốn mở rộng quy mô kinh doanh, hãy chọn lựa chọn nguồn hàng có giá tận gốc và chiết khấu cao. Tốt nhất nên đến tận ruộng của nông dân, thương lượng và mua vào với mức giá tốt nhất.
Chi phí kinh doanh
Ngoài các khoản phí cố định ra như tiền mặt bằng, tiền thuê nhân công, tiền điện nước thì bạn phải vạch ra cho mình chi tiết các khoản chi phát sinh hoặc không cố định liên quan. Từ đây ta có thể điều chỉnh giá bán sao cho hợp lý nhất. Ở phần này, bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người đã có kinh nghiệm trước đó dễ dàng hình dung hơn.
Giá bán ra
Để đưa ra mức giá bán chuẩn nhất nó sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Với mặt hàng lúa gạo giá sẽ biến động theo thị trường, chính vì thế bạn hãy bỏ ra thời gian của mình để cập nhật thị trường thường xuyên để có một mức giá phù hợp.
Ngoài ra, giá bán gạo cũng sẽ phụ thuộc vào các vấn đề liên quan như bảo quản, tình trạng gạo, loại gạo. Nếu bạn không biết cách bảo quản tốt, các loại gạo cũ dù là loại cao cấp thì mức giá cũng cần phải điều chỉnh theo thời bảo quản.
Bên cạnh đó, tùy từng khu vực, địa phương mà chiến lược định giá cũng sẽ khác nhau. Ở các thành phố lớn, như Tp. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội nhu cầu mua gạo cực kỳ cao. Vì vậy, bạn cần phải có một chiến lược giá dài hạn cụ thể để tối ưu lợi nhuận.
Tóm lại, bình quân bạn sẽ lãi từ 1300 - 2200 đồng/kg gạo, 1.300.000 - 2.200.000 đồng/tấn. Như vậy, mỗi tháng trung bình bạn sẽ thu về lợi nhuận từ 6.000.000 - 11.000.000 đồng, con số này có thể cao hoặc thấp hơn, tùy thuộc vào sức mua và tỷ lệ khách hàng quay lại với cửa hàng của bạn.
Để mở đại lý gạo cần chuẩn bị những gì?
Tiếp theo chủ đề kinh doanh cám gạo, Bado sẽ bật mí thêm cho bạn một vài điều kiện tiên quyết trước khi bước ra thương trường gạo lúa.
Xác định khách hàng mục tiêu và thị trường muốn hướng đến
Điều kiện đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đó là xác định cụ thể khách hàng của mình là ai, phân khúc mình hướng đến nằm ở đâu. Nói một cách nôm na đó là, khi chọn đúng tệp khách hàng mình nhắm đến rồi, bạn sẽ dễ dàng lên chiến lược kinh doanh, chọn giá bán,...
Nhóm khách hàng phổ thông
Đây sẽ là hộ gia đình, người lao động có thu nhập bình quân ở mức trung bình, có cả ở nông thôn và thành thị. Vì vậy, bạn cần chọn nguồn nhập hàng có mức giá tốt để gia tăng quyết định mua của họ.
Nhóm khách hàng cao cấp
Nhóm khách này rơi vào người có thu nhập cao như nhân viên văn phòng, công chức vì thế tiêu chí họ quan tâm nhất đó là chất lượng sản phẩm và sức khỏe. Gạo sạch đạt tiêu chuẩn VietGap hoặc Organic sẽ là loại gạo được nhóm này chọn mua nhiều nhất
Nhóm khách hàng ở bếp ăn các khu công nghiệp, công ty
Mức độ tiêu thụ ở những khu này là vô cùng lớn và khách hàng sẽ là các công ty, doanh nghiệp mua về để phục vụ cho nhân công của mình. Thông thường, họ sẽ chọn các loại gạo có giá tầm trung, loại gạo cơ bản.
Nhóm khách hàng ở cơ quan, trường học
Tương tự với nhóm bếp ăn công nghiệp, sức tiêu thụ ở đây vô cùng cao, chỉ khác nhóm khách hàng này đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn sức khỏe, vì thế mà chất lượng gạo sẽ cao hơn với nhóm bếp ăn công nghiệp
Nhóm khách hàng ở nhà hàng quán cơm
Mỗi quán ăn nhà hàng sẽ có đối tượng khách hàng mục tiêu riêng khác nhau. Nên nếu bán cho nhóm này, cửa hàng của bạn phải đa dạng các loại gạo để họ có thể chọn mua.
Vốn kinh doanh
Sau khi đã xác định được đối tượng mục tiêu của mình là ai rồi, bạn sẽ khoanh vùng quy mô kinh doanh của mình bao gồm số lượng hàng nhập, chi phí cố định và chi phí không cố định,... để chuẩn bị hợp lý một khoản vốn tối thiểu.
Tổng cộng, ước tính số vốn cần thiết ban đầu có thể là khoảng 90 - 100 triệu VND. Tuy nhiên, đây chỉ là một ước chừng và số vốn thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Chọn mặt bằng bán gạo
Có 6 yếu tố chính quan trọng mà bạn cần phải lưu tâm khi chọn mặt bằng kinh doanh gạo như sau:
+ Vị trí: Chọn vị trí thuận tiện và dễ dàng tiếp cận cho khách hàng. Địa điểm gần khu dân cư, trường học, chợ hoặc khu công nghiệp thường là lựa chọn tốt.
+ Tiềm năng khách hàng: Đảm bảo rằng vị trí bạn chọn có đủ lượng người qua lại để đảm bảo có đủ khách hàng. Nếu vị trí là khu vực đông dân cư hoặc gần các điểm đến phổ biến, khả năng thu hút khách hàng sẽ cao hơn.
+ Cạnh tranh: Nghiên cứu cạnh tranh trong khu vực bạn định mở cửa hàng. Đảm bảo rằng không có quá nhiều cửa hàng bán gạo khác cạnh tranh trực tiếp với bạn trong khu vực.
+ Mặt bằng và không gian: Chọn một mặt bằng có không gian đủ lớn để trưng bày và lưu trữ gạo một cách thoải mái. Nếu bạn kỳ vọng có lượng khách hàng lớn, bạn cần một không gian để xếp hàng và phục vụ họ một cách thuận tiện.
+ Giá cả và chi phí: Xem xét giá thuê mặt bằng và chi phí vận hành khác như điện, nước, và tiền thuê nhân viên nếu cần. Đảm bảo rằng chi phí này có thể được bù đắp bằng doanh thu dự kiến từ kinh doanh gạo.
+ An ninh: Đảm bảo mặt bằng được đặt trong một khu vực an toàn để tránh rủi ro mất cắp hoặc vấn đề an ninh khác.
Lựa chọn nguồn nhập uy tín
Ngoài những yếu tố về nguồn nhập hàng đã nói trước đó thì một lưu ý quan trọng khác bạn có thể quan tâm chính là giấy tờ kiểm định chất lượng gạo. Phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp có chứng nhận về an toàn thực phẩm, chứng nhận hữu cơ (nếu có) và các giấy tờ liên quan khác để đảm bảo chất lượng và tuân thủ quy định.
Hoạch định kế hoạch buôn bán và chăm sóc khách hàng
Cuối này, đó là quảng bá cửa hàng của bạn ra ngoài thị trường để tiếp cận với khách hàng. Ngày nay, kênh bán hàng online trở thành xu hướng tất yếu mà bạn có thể áp dụng, đặc biệt là mạng xã hội như TikTok, Facebook,...
Ngoài ra, hãy quan tâm với khách hàng của mình nhiều hơn bằng cách tri ân những khách hàng quen thuộc bằng cách tặng họ một món quà như thùng bia, gạo đường,... vào dịp cuối năm cận tết hoặc dành ra khuyến mãi và ưu đãi cho khách hàng mới.
Các khoản chi phí cần có trong quá trình bán gạo lúa cám
Như đã nói, mở một cửa hàng sẽ có 2 khoản chi phí khác nhau: chi phí cố định và chi phí biến động. Cụ thể là
Chi phí cố định
+ Chi phí thuê/kho mặt bằng: Đây là một trong những chi phí lớn nhất mà bạn cần tính toán. Chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào vị trí và diện tích của cửa hàng.
+ Chi phí cung cấp hàng hóa ban đầu: Bạn cần một khoản tiền để mua gạo và các sản phẩm khác để bán trong cửa hàng. Đây có thể là một khoản chi phí lớn tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn.
+ Chi phí thiết bị và dụng cụ: Bao gồm các thiết bị như tủ lạnh để bảo quản gạo, kệ để trưng bày sản phẩm, cân để cân gạo, và các dụng cụ khác.
+ Chi phí vận chuyển và lưu kho: Nếu bạn mua gạo từ các nhà cung cấp ở xa, bạn sẽ phải trả chi phí vận chuyển. Ngoài ra, bạn cũng cần tính toán chi phí lưu kho nếu cần.
+ Chi phí nhân viên: Nếu bạn cần nhân viên để quản lý cửa hàng hoặc phục vụ khách hàng, bạn cần tính toán chi phí tiền lương và các phúc lợi khác.
+ Chi phí vận hành: Bao gồm các chi phí như điện, nước, internet, và các chi phí vận hành hàng ngày khác.
Chi phí không cố định
+ Chi phí tiếp thị và quảng cáo: Để thu hút khách hàng đến cửa hàng của bạn, bạn cần phải đầu tư vào các hoạt động tiếp thị và quảng cáo như in ấn, quảng cáo trực tuyến, hoặc tổ chức các sự kiện quảng bá.
+ Chi phí phát sinh và dự phòng: Bạn cũng cần dự phòng một khoản tiền cho các chi phí phát sinh không mong muốn và các tình huống khẩn cấp khác.
+ Chi phí trang trí và thiết kế nội thất: Bạn có thể cần chi phí cho việc trang trí cửa hàng, lắp đặt kệ để trưng bày gạo và các vật dụng nội thất khác.
Cách thức định giá lúa gạo bán ra hợp lý
Để tính được giá vốn bán gạo, bạn có thể áp dụng công thức sau:
Tổng chi phí/ Tổng số lượng gạo bán = Giá gạo vốn/kg
Ngoài công thức định giá ở trên, bạn cũng phải thực hiện thêm 2 bước sau:
+ Quan sát biến động giá gạo của thị trường
+ Phân giá bán hợp lý cho từng đối tượng
+ Nhóm khách hàng mua lẻ: trung bình lợi nhuận vào khoảng 4000đ/kg (khách phổ thông), lãi 4.000 - 6.000đ/kg (khách trung lưu) và từ 6.000 - 10.000đ/kg (khách thượng lưu)
+ Nhóm khách hàng mua sỉ: lợi nhuận bình quân khoảng 2.500 - 5.000đ/kg (tùy thuộc vào loại gạo và giá thị trường).
Phải biết cách quản lý cửa hàng gạo cho hiệu quả
Nguyên tắc của mọi cửa hàng kinh doanh ngoài chuyện lợi nhuận ra thì nó còn nằm ở khâu quản lý. Đặc biệt, với lĩnh vực bán gạo, có 3 vấn đề chính mà chủ vựa nào cũng đau đầu: công nợ, bảo quản gạo và quản lý khách hàng.
Mỗi tháng, các chủ vựa phải “vật lộn" với mớ giấy tờ chi chít con số và rất tốn thời gian để xử lý hết. Tuy nhiên, thời buổi hiện đại đã có nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh được nhiều người sử dụng và đạt được kết quả tích cực. Trong đó, nổi bật nhất là phần mềm Bado với các tính năng hữu ích sau.
+ Quản lý công nợ: phần mềm ưu việt ở tính năng có thể gán hạn mức công nợ và tổng số tiền có thể nợ cho mỗi khách hàng khác nhau. Từ đây bạn có thể dễ dạng kiểm soát được số công nợ, không sợ bị quên mất hay trường hợp khách hàng không thanh toán.
+ Quản lý khách hàng: phần mềm sẽ giúp bạn phân loại ra từng nhóm khách hàng khác nhau, nắm được số lần mua hàng của vị khách ấy, từ đó ta sẽ có chiến lược chăm sóc khách hàng nhằm giữ chân khách mua hàng.
+ Quản lý sản phẩm: kho hàng có Bado được xây dựng để giúp bạn nắm chính xác nhất số hàng còn tồn kho cũng như cảnh báo cho bạn biết sản phẩm khi nào đến hạn sử dụng. Bên cạnh đó, phần mềm sẽ thống kê chi tiết tình trạng xuất - nhập kho, giúp bạn có thể biết được sản phẩm trong kho còn bao nhiêu để mà dự tính.
Để trải nghiệm thử sản phẩm của chúng tôi, bạn có thể đăng ký dùng thử tại đây và cho cảm nhận nhé: https://bado.vn/dang-ky.html
XEM THÊM
+ Bí Quyết Kinh Doanh Nông Sản Hiệu Quả Trong Thời Đại Số
Qua bài viết vừa được Bado chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích về việc kinh doanh mở bán lúa gạo cám. Nếu cảm thấy nội dung này hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ đến với nhiều đọc giả khác cùng biết đến nhé.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng kinh doanh gạo của Bado, hãy liên hệ đến hotline 0286 657 7979 hoặc 0911 617 878 để được tư vấn từ A - Z nhé.